Vana là gì?
Vana là blockchain layer 1 tương thích với EVM, tập trung vào việc xây dựng mạng lưới chia sẻ dữ liệu phi tập trung. Nền tảng cho phép người dùng tham gia đóng góp dữ liệu để nhận về lợi nhuận thụ động. Nguồn dữ liệu này được dùng để huấn luyện các mô hình AI, phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo.
Mục tiêu của Vana là giải quyết hai thách thức lớn trong lĩnh vực AI: quyền sở hữu dữ liệu cá nhân và thiếu hụt dữ liệu chất lượng cao. Thông qua việc xây dựng mạng lưới chia sẻ dữ liệu phi tập trung, nền tảng trao quyền kiểm soát cho người dùng, đồng thời cung cấp nguồn lực tính toán hiệu quả với chi phí thấp cho các nhà phát triển.
Cơ sở hạ tầng của Vana
Kiến trúc của Vana bao gồm ba thành phần chính, đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng của Vana:
-
Data Liquidity Layer: Lớp thanh khoản dữ liệu, chịu trách nhiệm tổng hợp và xác thực dữ liệu do người dùng đóng góp.
-
Data Portability Layer: Lớp chuyển đổi dữ liệu thành tài sản mã hóa trên blockchain, cho phép người dùng và nhà phát triển khai thác giá trị từ chúng.
-
Vana Chain: Blockchain Layer 1, hoạt động như một lớp nền tảng cốt lõi để quản lý các giao dịch diễn ra trên mạng lưới.
Data Liquidity Layer
Lớp thanh khoản dữ liệu (Data Liquidity Layer) là nơi thu thập, xác thực và quản lý dữ liệu được chia sẻ vào mạng lưới. Tại đây, người dùng đóng góp dữ liệu vào Vana thông qua các pool thanh khoản DLP.
Mỗi DLP có những quy tắc và điều kiện riêng phù hợp với loại dữ liệu mà chúng xử lý, từ đó phân phối phần thưởng cho người tham gia.
Ví dụ, một DLP tập trung vào dữ liệu tài chính có thể ưu tiên các yếu tố như độ chính xác của giao dịch, tính đầy đủ của hồ sơ. Ngược lại, một DLP tập trung vào mạng xã hội có thể cân nhắc các yếu tố như mức độ tương tác của người dùng, tuổi đời của tài khoản…
Ngoài phần thưởng nhận được, người dùng cũng có quyền quản trị đối với dữ liệu của mình, có nghĩa là họ có quyền quyết định cách dữ liệu được sử dụng. Ngoài ra, dự án cũng sẽ đảm bảo tính minh bạch và quyền riêng tư cho người dùng bằng cách áp dụng các kỹ thuật bảo mật như ZKP, công nghệ TEE…
Data Portability Layer
Data Portability Layer là sàn giao dịch dữ liệu (data marketplace), hoạt động như một cầu nối giữa người cung cấp dữ liệu và các nhà phát triển ứng dụng. Nói cách khác, Data Portability Layer là nơi:
-
Người dùng truy cập để chia sẻ dữ liệu vào nền tảng và kiếm thưởng.
-
Nhà phát triển có thể tìm thấy và sử dụng dữ liệu, phục vụ cho quá trình đào tạo các mô hình AI yêu cầu tác vụ cao.
Vana Chain
Mạng lưới Vana Chain tương thích với EVM và vận hành dựa trên cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS). Để tham gia xác thực giao dịch và bảo mật mạng lưới, các validator cần stake tối thiểu 35.000 token VANA. Theo dự án, cơ chế này nhằm đảm bảo mô hình kinh tế của mạng, đồng thời giảm thiểu những tình trạng slashing có thể diễn ra.
Hiện người dùng có thể theo dõi, tìm kiếm và tra cứu những giao dịch diễn ra trên mạng lưới thông qua trình khám phá Vana Explorer.
Token của Vana là gì?
Thông tin token VANA
-
Token Name: Vana
-
Ticker: VANA
-
Tổng cung: 120,000,000 VANA
VANA Token Sale
Ngày 13/12/2024, Binance Launchpool thông báo sẽ niêm yết token VANA. Cụ thể, người dùng có thể stake BNB và FDUSD để nhận VANA trong thời gian từ 7h00 ngày 14/12/2024 đến 6h59 ngày 16/12/2024 (Giờ Việt Nam).
Số lượng VANA được phân bổ cho từng pool như sau:
-
BNB pool: 4,080,000 VANA
-
FDUSD pool: 720,000 VANA
Sau thời gian này, người dùng có thể giao dịch VANA với các cặp token sau: VANA/USDT, VANA/BNB, VANA/FDUSD và VANA/TRY vào lúc 17h00 ngày 16/12/2024.
Nhà đầu tư dự án Vana
Theo dự án, Vana đã huy động vốn thành công 25 triệu USD qua 3 vòng. Thông tin cụ thể như sau:
Strategic:
-
Thời gian: 18/9/2024
-
Số vốn huy động được: 5 triệu USD
-
Quỹ đầu tư: Coinbase Ventures
Series A:
-
Thời gian: 1/12/2022
-
Số vốn huy động được: 18 triệu USD
-
Quỹ đầu tư: Paradigm (dẫn đầu), Polychain Capital…
Seed:
-
Thời gian: 1/12/2021
-
Số vốn huy động được: 2 triệu USD
-
Quỹ đầu tư: Polychain Capital (dẫn đầu), MH Ventures…
Dự án tương tự
-
Rivalz Network: Giao thức DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng xây dựng lớp Abstraction Layer cho mảng AI, giúp những mô hình AI Agent có thể tương tác với nhau một cách đơn giản, ẩn đi những phức tạp về kỹ thuật.
-
Pipe Network: Mạng lưới phân phối nội dung phi tập trung trên Solana. Nền tảng ra đời giúp việc truyền tải những nội dung trên mạng Internet nhanh chóng, ổn định và chi phí thấp hơn bất kể những giới hạn về vị trí địa lý.