Ở góc nhìn ủng hộ, Bitcoin Layer 2 (hay viết ngắn gọn Bitcoin L2) là được cho là giải pháp cấp thiết cho sự phát triển bền vững của mạng lưới BTC. Ngược lại, một số ý kiến phản đối rằng Bitcoin L2 chưa thực sự đem lại nhiều giá trị mà chủ yếu mang tính đầu cơ. Bài viết sẽ nêu ra hai quan điểm ủng hộ và phản đối với Bitcoin L2 và các luận điểm (Thesis) đi kèm. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu nhanh sự ra đời của các giải pháp mở rộng trên Bitcoin.
Sự hình thành các giải pháp mở rộng Bitcoin
Bitcoin L2 đề cập tới nhóm dự án được xây dựng bên trên Bitcoin base layer giúp Bitcoin có thể mở rộng và tăng cường khả năng tương tác với smart contract. Sự phát triển của lớp cơ sở hạ tầng của Bitcoin đã được phát triển xuyên suốt từ năm tháng đầu tiên của lớp tài sản này:
-
Lightning Network (2016) với giải pháp State Channels
-
RGB (2017) với giải pháp client-side validation
-
Nâng cấp Segwit (2017)
-
Stacks (2021) với giải pháp Sidechain
-
Năng cấp Taproot (2021)
Đọc thêm: Bitcoin Layer 2 là gì? Tại sao Bitcoin nên cần Layer 2?
Thực tế, giải pháp State channel của Lightning Network đã chính thức hoạt động từ năm 2018. Các giải pháp mở rộng Bitcoin Layer 2 được nhắc tới gần đây chủ yếu Rollup và Sidechain, phần sau của bài viết sẽ tập trung vào 2 nhóm này.
Đọc thêm: Toàn cảnh về Bitcoin Layer 2.
Góc nhìn: Chúng ta ủng hộ Bitcoin Layer 2
Thesis 1: Bitcoin L2 sẽ giúp giảm phí giao dịch, từ đó tạo thêm nhiều hoạt động trên mạng lưới Bitcoin.
Tương tự như các blockchain khác, Bitcoin cũng gặp phải những đánh đổi giữa tính bảo mật, sự phi tập trung với khả năng mở rộng của mình (theo như tam đề blockchain). Khi số lượng các hoạt động onchain tăng lên, phí mạng lưới sẽ trở nên đắt đỏ khiến cho việc sử dụng mạng lưới bị hạn chế so với đại đa số người dùng.
Xuyên suốt năm 2023 và đầu 2024, các xu hướng mới trên hệ sinh thái Bitcoin lần lượt nổi lên như Inscriptions, BRC-20s và Rune khiến cho phí giao dịch trên mạng lưới tăng cao đột biến. Cụ thể, phí giao dịch trung bình trên Bitcoin trong năm 2022-2023 tăng từ $1.5 lên $4.2, và $9 trong năm 2024.
Nhìn sang sự phát triển của lớp cơ sở hạ tầng bên Ethereum, từ The Merge và nâng cấp Dencun, đều hướng tới việc mở rộng dựa trên Rollup (Layer 2). Sau nâng cấp Dencun, cụ thể EIP-4844, phí giao dịch trên các Layer 2 đã giảm ~ 90%, giúp thu hút một lượng lớn user lên trên các Layer 2 và giảm tải áp lực về phí cho người dùng Ethereum.
Tương tự như vậy, các giải pháp mở rộng như Rollup hay Sidechain đều đưa ra những hướng tiếp cận khác nhau trong cách giảm thiểu phí giao dịch trên mạng lưới Bitcoin. Vì vậy, các giải pháp Layer 2 là cần thiết trong việc tăng cường khả năng mở rộng của Bitcoin.
Đọc thêm: Các giải pháp mở rộng Blockchain.
Thesis 2: Bitcoin Layer 2 sẽ giúp Bitcoin duy trì được nền kinh tế bảo mật của mạng lưới
Sau mỗi đợt Halving, phần thưởng khối cho các thợ đào Bitcoin sẽ giảm đi một nửa. Hiện tại, mỗi miner được mạng lưới khuyến khích với 3.125 BTC trên mỗi block nhằm tiếp tục duy trì sự vận hành của mạng lưới. Hiện tại, block reward đang là nguồn thu chính của các thợ đào, chiếm tới hơn 90% tổng nguồn thu bên cạnh phí mạng lưới (network fee) xuyên suốt từ năm 2018 tới nay.
Trong tương lai, giả định giá Bitcoin không thể tăng đột biến và các hoạt động trên Bitcoin không tăng trưởng, doanh thu của các thợ đào sẽ bị giảm đi đáng kể sau mỗi lần Halving. Khi các thợ đào rời đi, hashrate cũng như độ khó trong việc tạo ra một block mới sẽ giảm đi. Từ đó, tăng nguy cơ mạng lưới bị tấn công 51%.
Bên cạnh đó, khi sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các thợ đào do biên lợi nhuận từ block reward ngày càng thấp, các thợ đào nhỏ sẽ bắt buộc phải rời đi do không tiếp tục vận hành. Khi đó, mạng lưới Bitcoin sẽ có xu hướng “tập trung hoá” về các trại đào lớn. Theo Coinbase, 3 trại đào Bitcoin lớn nhất – Foundry USA, AntPool và F2Pool, đang kiểm soát hơn ⅔ tổng số hashrate của cả mạng lưới. Điều này, làm dấy lên lo ngại về tính phi tập trung của Bitcoin trong tương lai.
Khi các giải pháp Layer 2 đi vào thực tế sẽ đem lại hai lợi ích đối với mạng lưới:
-
Đem lại khả năng tính toán cho Bitcoin (Turing-complete), giúp thúc đẩy các lập trình viên phát triển những ứng dụng mới trên hệ sinh thái.
-
Giảm phí giao dịch trên mạng lưới.
Cả hai lợi ích đều giúp tăng số lượng giao dịch, từ đó đem lại một nguồn doanh thu từ phí mạng lưới cho các miner. Khi đó, mạng lưới hoàn toàn trở nên bền vững và tự duy trì được nền kinh tế bảo mật thay vì quá phụ thuộc vào block reward.
Thesis 3: Tiềm năng trên hệ sinh thái Bitcoin Layer 2 còn nhiều dư địa
Khối lượng giao dịch NFTs trên hệ sinh thái Bitcoin có lúc chiếm tới hơn 50% tổng khối lượng giao dịch trên toàn bộ các chain. Điều này cho thấy hệ sinh thái thực sự có một cộng đồng riêng biệt. Khi những lớp ứng dụng mới được xây dựng trên Bitcoin như DeFi, GameFi hay Layer 2 sẽ nhận được những lợi thế vô cùng lớn từ danh tiếng có sẵn cũng như cộng đồng của lớp tài sản này.
Hiện tại, tổng TVL của các Layer 2 trên Ethereum đang ở mức 43 tỷ USD chiếm ~ 10% so với tổng vốn hoá của Ethereum. Theo Binance Research, mức TVL hiện tại của các Bitcoin Layer 2 đang ở mức 2 tỷ USD tương đương với 0.16% vốn hoá của Bitcoin.
TVL lớn nhất của một dự án Layer 2 là Arbitrum với 17.5 tỷ USD tương đương 40% thị phần TVL của ETH Layer 2. Nhìn sang các dự án Bitcoin Layer 2, nếu mức TVL đạt các cột mốc như 1%, 5% hay 10% thì tiềm năng của một dự án có thể lên tới lần lượt 5 tỷ USD, 25 tỷ USD và 50 tỷ USD TVL. Có thể thấy, các dự án trên Bitcoin có tiềm năng vô cùng lớn khi sở hữu những lợi thế lớn của Bitcoin như số lượng cộng đồng, các nhà phát triển trung thành cũng như danh tiếng của lớp tài sản này.
Góc nhìn: Chúng ta không thực sự cần Bitcoin Layer 2
Thesis 4: Bitcoin nên chỉ là tài sản lưu trữ giá trị
Xuyên suốt chiều dài phát triển của mình, Bitcoin đã được định danh dưới nhiều vai trò khác như từ hệ thống tiền tệ ngang hàng, tài sản đầu cơ, một đơn vị trao đổi, một nền tảng hạ tầng blockchain, một tài sản chống lạm phát,… Thế nhưng góc nhìn phổ biến mà được sự chấp thuận của đa số hiện tại chính là một loại tài sản lưu trữ giá trị (store-of-value asset) hay vàng kỹ thuật số.
Điều này càng được củng cố sau khi spot Bitcoin ETFs được SEC phê duyệt vào tháng 1 năm 2024. Theo đó, phần lớn các tổ chức tài chính truyền thống sẽ định vị Bitcoin như vàng kỹ thuật số giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Việc cố gắng biến Bitcoin trở nên có thể tính toán (programmable) sẽ làm mạng lưới bị thay đổi. Thay vào đó, khả năng tính toán hay mở rộng đã được giải quyết và chứng minh bởi các blockchain L1 như Solana hay ETH Layer 2. Vì vậy, các giải pháp Bitcoin L2 là không cần thiết và đi ngược lại với những giá trị ban đầu của Bitcoin.
Thesis 5: Phần lớn các dự án không thực sự là Bitcoin Layer 2 đúng nghĩa
Hiện tại, các dự án Bitcoin Layer 2 đang tập trung phát triển ở hai hướng đi chính, bao gồm Rollup và Sidechain. Tuy nhiên, cả hai giải pháp này đều gặp phải những trở ngại nhất định để trở thành một Bitcoin Layer 2 đúng nghĩa (true L2s). Theo Bitcoin Layers, một giải pháp L2 đúng nghĩa cho phép cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin mà không đánh đổi quyền giám sát và nạp rút tài sản.
Đối với các giải pháp sidechain, các dự án này đem lại khả năng tái sử dụng Bitcoin trên các chain với thông lượng và khả năng mở rộng cao. Tuy nhiên, người dùng phải chịu nhiều rủi ro liên quan tới cầu nối của các sidechain này.
Rollup đang được xem là giải pháp Layer 2 đúng nghĩa nhất khi không phải hy sinh tính phi tập trung và bảo mật. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có giải pháp Rollup nào đạt được các yếu tố sau:
-
Cho phép khả năng rút tài sản khỏi Bitcoin base layer mà không cần tin tưởng (unilateral exits).
-
Lưu trữ tính khả dụng của dữ liệu (DA) trên chính block của Bitcoin.
-
Tính hợp được thực thi thông quá trình chuyển đổi trạng thái (State transition) trên chính Bitcoin L1.
Việc lựa chọn DA trên Bitcoin nhằm xác thực các bằng chứng hiện tại không khả thi do hạn chế về blockspace. Hiện tại DA của Bitcoin của đang ở mức 576 MB/ ngày – một con số khiêm tốn so với Ethereum (7000 MB), Celestia (576k MB) hay EigenDA (1.3 triệu MB). Hiện tại, cả thị trường vẫn đang đặt niềm tin đối với mô hình BitVM với khả năng xác thực và tính toán off chain. Tuy nhiên, BitVM vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và cần ít nhất 12 tháng tới để được áp dụng rộng rãi.
Vì vậy các ý kiến không ủng hộ bắt nguồn từ việc phần lớn các dự án hiện tại tự xưng là Layer 2 đang lạm dụng từ khóa này quá mức và không thực sự giải quyết các vấn đề cốt lõi của Bitcoin. Các giải pháp Sidechain, mặc dù giúp tăng thông lượng nhưng lại hi sinh khả năng bảo mật. Bên cạnh đó, các dự án Rollup còn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa chứng minh được tính hiệu quả ở thời điểm hiện tại.
Tóm lại, có ba luận điểm chính từ phía những người ủng hộ Bitcoin Layer 2:
-
Tăng cường khả năng mở rộng của Bitcoin.
-
Duy trì được nền kinh tế bảo mật của Bitcoin.
-
Tiềm năng tăng trưởng còn nhiều dư địa.
Ngược lại, đối với những người phản đối sẽ bao gồm hai ý kiến:
-
Bitcoin Layer 2 sẽ đi ngược lại những giá trị của Bitcoin.
-
Các giải pháp Layer 2 không thực sự khả thi do không thừa hưởng được khả năng bảo mật của Bitcoin.
-
Từ khoá Bitcoin Layer 2 đang bị lạm dụng quá mức để marketing.
Vậy liệu chúng ta có thực sự cần Bitcoin Layer 2?
Không thể phủ nhận xu hướng Bitcoin Layer 2 đang được các quỹ đầu tư và dự án đẩy lên nhằm thu hút dòng tiền trong năm vừa qua. Kể từ năm 2023 cho tới hiện tại, đã có hơn 23 thương vụ gọi vốn liên quan tới nhóm dự án Bitcoin Layer 2 với tổng số tiền đầu tư lên tới hơn 180 triệu USD.
Bên cạnh đó, các giải pháp mở rộng giúp Bitcoin có thể tương tác với smart contract như BitVM hay OP_CAT vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và cần thời gian dài trước khi đi vào thực tế.
Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt niềm tin vào sự phát triển của hệ sinh thái Bitcoin sau những biến chuyển tích cực trong lớp cơ sở hạ tầng. Nhìn vào Ethereum, từ những sự hoài nghi trong giai đoạn 2017, cho tới rào cản về khả năng mở rộng trong giai đoạn 2020-2021, các nhà phát triển vẫn tiếp tục tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá khứ.
Mạng lưới Bitcoin cũng tương tự: Từ những bản cập nhật từ SegWit, Taproot tới BitVM, OP_CAT để giải quyết bài toán của Bitcoin. Một trong những lần thay đổi của Bitcoin đã phát huy tác dụng chính là bản cập nhật SegWit (BIP 141) và Taproot (BIP 341) đã là tiền đề quan trọng cho xu hướng Ordinals và Inscriptions hiện nay.
Sự bùng nổ về Ordinals, BRC-20 hay Rune trong thời gian qua có thể xem như một khởi đầu thuận lợi của Bitcoin trong việc thu hút sự chú ý của toàn bộ thị trường. Ta hoàn toàn có thể hi vọng về những giải pháp mở rộng của Bitcoin trong tương lai, dẫu cho những khó khăn hiện tại. Hãy giữ tâm thế mở đón nhận những sự thay đổi của lớp tài sản lâu đời nhất của thị trường.
Content retrieved from: https://coin98.net/lieu-chung-ta-co-can-bitcoin-layer-2.