banner_1
banner_2
banner_3
Giới Thiệu “Chuỗi Đào Tạo Phân Tích Vĩ Mô”Video Giới Thiệu “Chuỗi Đào Tạo Phân Tích Vĩ Mô”Bài 1: Tác Động Của Nền Kinh Tế Thế Giới & Thị Trường Hàng Hóa Đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamVideo Bài 1: Tác Động Của Nền Kinh Tế Thế Giới & Thị Trường Hàng Hóa Đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBài 2: GDP và Tác động đến Thị Trường Chứng KhoánVideo Bài 2: GDP và Tác động đến Thị Trường Chứng KhoánBài 3: Lạm Phát và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng KhoánVideo Bài 3: Lạm Phát và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng KhoánBài 4: Thất nghiệp và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng KhoánVideo Bài 4: Thất nghiệp và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng KhoánBài 5: Chính sách Tài Khóa và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamVideo Bài 5: Chính sách Tài Khóa và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBài 6: Chính sách Tiền Tệ và Ảnh hưởng đến Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBài 7: Chu kỳ Kinh Tế và Chu kỳ của Thị Trường Chứng KhoánVideo Bài 7: Chu kỳ Kinh Tế và Chu kỳ của Thị Trường Chứng KhoánBài 8: Các mô hình suy thoái trên thị trường chứng khoánVideo Bài 8: Các mô hình suy thoái trên thị trường chứng khoánBài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.Video Bài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.Bài 10: Suy thoái Kinh tếVideo Bài 10: Suy thoái Kinh tếBài 11: Tiền Tệ là gì?Video Bài 11: Tiền Tệ là gì?Bài 12: Chính sách Tài khóa và Chính sách Tiền tệVideo Bài 12: Chính sách Tài khóa và Chính sách Tiền tệ#1 Chỉ số ROE là gì? Cách sử dụng sao cho hiệu quả?#2 Chỉ số ROA là gì? Cách sử dụng sao cho hiệu quả?#3 Chỉ số ROCE là gì? Cách sử dụng sao cho hiệu quả?#4 EPS – Chỉ số ưa thích của nhà đầu tư#5 Chỉ số P/E – Hiểu sao cho đúng?#6 Chỉ số P/B – Hiểu sao cho đúng?#7 Chỉ số P/S – Hiểu sao cho đúng?#8 Vòng quay vốn chủ sở hữu#9 Vòng quay tổng tài sản#10 Vòng quay khoản phải thu#11 Vòng quay khoản phải trả#12 Vòng quay hàng tồn kho#13 Tổng quan báo cáo tài chính của một doanh nghiệp#14 Cách đọc bảng cân đối kế toán#15 Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh#16 Hệ số khả năng thanh toán#17 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu#18 Hệ số EV/EBITDA#19 Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp#20 Biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng#21 Chứng khoán phái sinh là gì?#22 Chứng quyền có bảo đảm – Covered Warrant#23 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30#24 Vị thế là gì? Ký quỹ là gì?#25 Sự khác biệt của chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở#26 Ưu điểm và nhược điểm của chứng khoán phái sinhBài 1: Giới thiệu về Phân Tích Kỹ Thuật và Công Cụ Ứng DụngVideo Bài 1: Giới thiệu về Phân Tích Kỹ Thuật và Công Cụ Ứng DụngBài 2: Lý thuyết DowVideo Bài 2: Lý thuyết DowBài 3: Công cụ Ứng dụng thông dụng cho Phân Tích Kỹ ThuậtVideo Bài 3: Công cụ Ứng dụng thông dụng cho Phân Tích Kỹ ThuậtBài 4: Các loại Đồ Thị Cơ Bản và Biểu Đồ NếnVideo Bài 4: Các loại Đồ Thị Cơ Bản và Biểu Đồ NếnBài 5.1: Đồ thị hình Nến – Các mẫu hình NếnVideo Bài 5.1: Đồ thị hình Nến – Các mẫu hình NếnBài 5.2: Đồ thị hình Nến – Các mẫu hình Nến (tt)Video Bài 5.2: Đồ thị hình Nến – Các mẫu hình Nến (tt)Bài 6: Các Công cụ Phân Tích Kỹ ThuậtVideo Bài 6: Các Công cụ Phân Tích Kỹ ThuậtBài 7.1: Mô hình Giá Cơ BảnVideo Bài 7.1: Mô hình Giá Cơ BảnBài 7.2: Mô hình Giá Cơ Bản (tt)Video Bài 7.2: Mô hình Giá Cơ Bản (tt)Bài 8: Nhóm Chỉ Báo Xu HướngVideo Bài 8: Nhóm Chỉ Báo Xu HướngBài 9: Nhóm Chỉ Báo Động LượngVideo Bài 9: Nhóm Chỉ Báo Động LượngBài 10: Lý Thuyết Sóng Elliot Cơ BảnVideo Bài 10: Lý Thuyết Sóng Elliot Cơ BảnMô hình nến Below the stomachMô hình nến Bullish EngulfingMô hình nến Bullish Doji StarMô hình nến Black Spining StopMô hình nến Bearish Three-Line StrikeMô hình nến Bearish HaramiMô hình nến Bearish EngulfingMô hình nến Bearish Doji StarMô hình nến Above The StomachMô hình nến Two black gappingMô hình nến Bullish HaramiMô hình nến Bullish Seperating linesMô hình nến Concealing Baby SwallowMô hình nến DeliberationMô hình nến Gapping Dow DojiMô hình nến Gapping Up DojiMô hình nến HammerMô hình nến Southern DojiMô hình nến Three Black CrowsMô hình nến Three Outside UpMô hình nến Three starts in the southMô hình nến Three white soldiersMô hình nến White Spining StopMô hình nến Dark cloud coverMô hình nến Evening StarMô hình nến Falling three methodMô hình nến Hanging ManMô hình nến Morning StarMô hình nến MarubozuMô hình nến Rising Three MethodsMô hình vai đầu vaiMô hình cốc tay cầmMô hình 2 đỉnh – 2 đáy

Bài 2: GDP và Tác động đến Thị Trường Chứng Khoán

GDP là gì? GDP là tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng công thức: GDP = tổng sản phẩm...

GDP là gì?

GDP là tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng công thức:

  • GDP = tổng sản phẩm quốc nội
  • GDP = tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên một quốc gia trong một thời kỳ (thường là một năm)

Hàng hóa dịch vụ được tính trong GDP

Là hàng hóa trong sản xuất, thương mại dịch vụ (tức được đem ra trao đổi mua, bán trên thị trường)

Ví dụ: Nếu nhà bạn có nuôi cá và bạn đem bán thì sẽ được tính vào GDP . Nếu nhà bạn nuôi chỉ để cả nhà cùng ăn thì sẽ không được tính vào GDP. Nếu như bạn nuôi cá và bạn đem bán số cá này, lúc này cá sẽ là hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng, số cá bạn bán sẽ được tính vào GDP. Nhưng nếu bạn bán số cá này cho nhà máy chế biến cá, lúc này con cá của bạn sẽ trở thành hàng hóa trung gian, là nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng khác, ví dụ như là Collagen cá, cá phi lê, chả cá, cá hồi. Lúc này, số cá bạn bán cho xưởng chế biến cá  không phải là hàng hóa cuối cùng, vậy nên sẽ không được tính vào GDP

Hàng hóa cuối cùng là các loại hàng hóa bạn mua hay sử dụng như bạn mua hàng trong chợ hoặc siêu thị, hay bạn đi spa hay máy bay, tất cả những thứ bạn mua hay sử dụng dịch vụ đó đều góp phần vào GDP. Một ví dụ cụ thể chẳng hạn bạn đi siêu thị lúc này bạn mua các sản phẩm như là quần áo, đồng hồ, cá, tủ lạnh, bạn nhận được hóa đơn tính tiền t ừ siêu thị , lúc này bạn đã đóng góp 10,800 đồng vào GDP.

Hàng hóa dịch vụ được tính vào GDP phải là hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong kỳ hoặc trong năm. Nếu bạn mua một căn nhà cũ với giá  1 tỷ đồng thì căn nhà này không được tính là được xây dựng trong năm nên sẽ không được tính vào GDP của năm đó. Nếu bạn mua một căn nhà mới xây giá 4 tỷ thì căn nhà này được xây dựng trong kỳ hay là trong năm nay nên sẽ được tính vào GDP của năm nay nên GDP đóng góp trong trường hợp này là 4 tỷ đồng.

GDP của Việt Nam chỉ tính hàng hóa dịch vụ được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu bạn mua một chiếc laptop nhập khẩu từ Mỹ với trị giá là 22,000,000 thì GDP sẽ được tính cho Mỹ là 22,000,000 đồng, còn GDP của Việt Nam trong trường hợp này sẽ bằng 0. Ngược lại, nếu Việt Nam sản xuất gia công đôi giày Adidas trị giá 300,000 đồng và xuất khẩu sang Mỹ, lúc này GDP của Việt Nam là 300,000 đồng, còn GDP của Mỹ bằng 0. Vậy khi Việt Nam nhập khẩu đôi giày Adidas từ Mỹ thì sao? Lúc này GDP của Việt Nam không tăng thêm nhưng lại tạo ra GDP 3,000,000 đồng cho Mỹ..

Vậy bạn có thể hiểu là GDP Việt Nam là giá trị cuối cùng bằng tiền của các sản phẩm thuộc các ngành nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, dịch vụ, du lịch và các ngành khác được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.

GDP được tính như thế nào?

Có 3 cách được tính GDP thông dụng :

  • Phương pháp chi tiêu
  • Phương pháp thu nhập
  • Phương pháp giá trị gia tăng

Trong đó phổ biến nhất là phương pháp chi tiêu. Hãy tưởng tượng nền kinh tế hộ gia đình, hộ doanh nghiệp và cả nước. Cả 3 khu vực này đều cần chi tiêu, chẳng hạn như là hộ gia đình cần mua giày, doanh nghiệp cần mua dây chuyền sản xuất giày và nhà nước cần mua điện để cung ứng cho nền kinh tế sản xuất giày . Nền kinh tế có 3 luồng chi tiêu đó là:

  • Chi tiêu hộ gia đình – C: Consumption
  • Chi tiêu doanh nghiệp – I: Investment
  • Chi tiêu chính phủ – G : Government

Ngoài ra chúng ta còn có các chi tiêu của nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước, ví dụ :

  • X: Xuất khẩu nếu chúng ta sản xuất giày
  • M: Nhập khẩp ví dụ giày nhập khẩu từ Mỹ thì sẽ phải loại trừ ra khỏi GDP

Do đó, công thức GDP được tính bằng: GDP = C + I + G + X – M . Đây là cách hiểu đơn giản nhất về GDP về mặt kinh tế

GDP tác động đến thị trường chứng khoán TTCK

Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế bởi vì thị trường sẽ phản ánh khá nhanh nhạy sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo và thông thường thị trường sẽ phản ứng sớm hơn. Một số ngành nhạy với chu kỳ tăng trưởng sẽ có sự phát triển trước.

Chúng ta hãy cùng xem xét sự tác động của GDP đến thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập/ đầu người cao . Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ phát triển.

Ở một khía cạnh tổng quát hơn, chúng ta hãy giả sử nền kinh tế hiện tại có 3 đối tượng chính là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, hộ gia đình sẽ có thu nhập/ đầu người cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, thúc đẩy thị trường sản xuất phát triển và thị trường chứng khoán phát triển. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, khi sản lượng tiêu thụ gia tăng theo nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư, để tận dụng xu hướng ở trên. Như vậy, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận và qua đó, phát triển thị trường chứng khoán. Ở khía cạnh của chính phủ, thuế thu được sẽ gia tăng theo lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ được gia tăng, chính phủ sẽ có nguồn lực để đầu tư và mở rộng chi tiêu công. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

Một ví dụ điển hình về tác động của GDP đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng : giai đoạn 2006-2007 khi Việt Nam có GDP tăng trưởng mức cao (8,5%/năm) và chúng ta có những năm chứng khoán gia tăng mạnh mẽ . Giai đoạn 2008-2009, GDP bắt đầu thấp kỷ lục và chứng khoán giảm sốc. Năm 2015 , GDP bắt đầu tăng lại.