Định nghĩa Suy thoái Kinh tế
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay Tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài.
Suy thoái kinh tế được diễn ra như thế nào?
Sau một giai đoạn chính phủ một quốc gia kích thích kinh tế bằng việc tăng bơm tiền hoặc thực thi các gói kích thích kinh tế nhưng nếu nền kinh tế quốc gia đó còn yếu, sản xuất và dịch vụ không thể hấp thụ lượng cung tiền này, điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ không tăng tương ứng với lượng tiền được đẩy vào nền kinh tế dẫn đến việc tiền mất giá tương đối so với hàng hóa tức dẫn đến lạm phát. Lúc bấy giờ để điều hòa lại nền kinh tế Ngân hàng trung ương và chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách tài khóa thu hẹp tức là tăng lãi suất , giảm cung tiền, giảm chi tiêu chính phủ, giảm đầu tư công.
Việc ngừng cung tiền, rút tiền ra khỏi lưu thông sẽ dẫn đến nguồn tiền với chi phí rẻ ít đi, và tình trạng lãi suất sẽ tăng cao sẽ khiến tiêu dùng và sản xuất bị gián đoạn. Đó là các tín hiệu cho sự suy thoái kinh tế bắt đầu.
Các đặc điểm của Suy thoái Kinh tế:
Sau một giai đoạn suy thoái lãi suất chung của nền kinh tế duy trì ở mức cao, Lúc này mức lãi suất kém hấp dẫn người dân không có nhu cầu vay tiêu dùng, đồng thời quy mô sản xuất giảm do các doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng do chi phí vay cao, thậm chí thu hẹp sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp vay nhưng hoạt động không hiệu quả, điều này khiến thất nghiệp tăng lên, nguồn thu nhập giảm, do thất nghiệp tăng cũng là nguyên nhân khiên nhu cầu tiêu dùng giảm, tổng cầu sụt giảm, tổng sản phẩm quốc nội giảm sẽ ảnh hướng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, gây nên sự khủng hoảng của nhà đầu tư, kéo theo giá cổ phiếu có xu hướng tiếp tục giảm . Chúng ta có thể chia sự giảm giá trên thị trường chứng khoán thành 2 giai đoạn giai đoạn đầu là do các doanh nghiệp hoạt động kém đi mà giá cổ phiếu giảm tương ứng thì giai đoạn tiếp theo giá sẽ giảm tiếp do tâm lý bi quan về thị trường cuả nhà đầu tư khi các số liệu kinh tế tiếp tục xấu đi, cứ như vậy tạo nên vòng xoáy giá giảm – và sự bi quan của thị trường. Như vậy thị trường đã thật sự vào chu kỳ giá xuống.
Ảnh hưởng của khủng hoảng
Sự khủng hoảng tài chính: Các doanh nghiệp kinh doanh không tốt, người dân mất việc làm tạo nên các khoản nợ xấu
Lạm phát: Khi sản xuất bị thu hẹp, nguồn cung sụt giảm sẽ làm giá cả hàng hóa tăng tương ứng.
Mất cân bằng cung cầu hàng hóa: do lãi suất cao, lạm phát cao nên doanh nghiệp có xu hướng chỉ đầu tư vào những ngành có biên lợi nhuận cao đủ bù đắp chi phí do lãi suất và lạm phát, các ngành nghề có biên lãi mỏng sẽ bị gián đoạn sản xuất. đồng thời người tiêu dung có xu hướng chuyển dịch mạnh từ hàng hóa xa xỉ sang nhóm hàng hóa thiết yếu hơn, tạo nên sự mất cân bằng giữa sản xuất và tiêu dung trong các ngành nghề sản xuất dịch vụ
Lãi suất cao: Như đã nói ở trên cung tiền giảm, lãi suất cao, đồng thời do các khoản nợ xấu gia tăng trong sản xuất và tiêu dùng nên các ngân hàng cần phần bù lãi suất cao để bù đắp rủi ro do nợ xấu mang lại
Thu hẹp tín dụng: Nhu cầu vay của doanh nghiệp giảm, và các ngân hàng thận trọng hơn với các khoản cho vay mới. Bên cạnh đó Ngân hàng trung ương cũng quy định trần tín dụng và yêu cầu giảm tỷ lệ cho vay ở các ngành có rủi ro cao
Đó là những dấu hiệu nhận biết của khủng hoảng kinh tế, hệ quả và tác động đến TTCK.