banner_1
banner_2
banner_3
Bài 1: Đa dạng hóa Tài sản trong Danh mục Đầu tư#1 – Bí kíp trở thành bậc thầy chứng khoán cho nhà đầu tư mớiVideo #1 – Bí kíp trở thành bậc thầy chứng khoán cho nhà đầu tư mới#2 – BÍ KÍP CHỌN “CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG” TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVideo #2 – BÍ KÍP CHỌN “CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG” TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN#3 – TẠI SAO GIÁ CỔ PHIẾU LẠI CÓ SỰ BIẾN ĐỘNG?Video #3 – TẠI SAO GIÁ CỔ PHIẾU LẠI CÓ SỰ BIẾN ĐỘNG?#4 – BÍ KÍP GIAO DỊCH HIỆU QUẢ TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNVideo #4 – BÍ KÍP GIAO DỊCH HIỆU QUẢ TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN#5 – CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯỞNG CỔ TỨC HIỆU QUẢVideo #5 – CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯỞNG CỔ TỨC HIỆU QUẢ#6 – BÍ KÍP ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG CỦA WARREN BUFFETTVideo #6 – BÍ KÍP ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG CỦA WARREN BUFFETT#7 – Gia tăng lợi nhuận gấp NHIỀU lần với phương pháp đầu tư dài hạnVideo #7 – Gia tăng lợi nhuận gấp NHIỀU lần với phương pháp đầu tư dài hạn#8 – NHỮNG ĐIỀU NHÀ ĐẦU TƯ MỚI KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾTVideo #8 – NHỮNG ĐIỀU NHÀ ĐẦU TƯ MỚI KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT#9 – KỸ THUẬT LƯỚT SÓNG HIỆU QUẢ CHO NHÀ ĐẦU TƯVideo #9 – KỸ THUẬT LƯỚT SÓNG HIỆU QUẢ CHO NHÀ ĐẦU TƯ#10 – HỆ LỤY CỦA FOMO VỚI NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNVideo #10 – HỆ LỤY CỦA FOMO VỚI NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN#11 – NÊN ĐẦU TƯ HAY ĐẦU CƠ CỔ PHIẾU?#12 – CÁC KIỂU DOANH NGHIỆP NÊN CẨN TRỌNG C N NHẮC TRƯỚC KHI ĐẦU TƯVideo #12 – CÁC KIỂU DOANH NGHIỆP NÊN CẨN TRỌNG C N NHẮC TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ#13 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾUVideo #13 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU#14 ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG BẰNG BÍ QUYẾT CANSLIMVideo #14 ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG BẰNG BÍ QUYẾT CANSLIM#15 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNVideo #15 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN#16 – LÝ DO KHIẾN 90% NHÀ ĐẦU TƯ THUA LỖ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVideo #16 – LÝ DO KHIẾN 90% NHÀ ĐẦU TƯ THUA LỖ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN#17 – TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BAN LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆPVideo #17 – TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BAN LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP#18 – KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO?Video #18 – KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO?#19 – CHỈ SỐ P/E CỦA DOANH NGHIỆP BAO NHIÊU LÀ TỐT?Video #19 – CHỈ SỐ P/E CỦA DOANH NGHIỆP BAO NHIÊU LÀ TỐT?#20 – BÓC TRẦN CHIÊU TRÒ CỦA ĐỘI LÁI CHỨNG KHOÁNVideo #20 – BÓC TRẦN CHIÊU TRÒ CỦA ĐỘI LÁI CHỨNG KHOÁN#21 – NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNVideo #21 – NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN#22 – CÁCH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP TIỀM NĂNG THÔNG QUA LỢI THẾ CẠNH TRANHVideo #22 – CÁCH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP TIỀM NĂNG THÔNG QUA LỢI THẾ CẠNH TRANHHướng dẫn sử dụng Ysradar

#14 ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG BẰNG BÍ QUYẾT CANSLIM

William O’Neil là một cái tên không quá xa lạ với chúng ta bởi ông được mệnh danh là phù...

William O’Neil là một cái tên không quá xa lạ với chúng ta bởi ông được mệnh danh là phù thủy phố Wall với tỷ suất sinh lợi 5000% trong vòng 25 năm. Một trong những phi vụ thành công nhất của ông là đầu tư vào cổ phiếu của hãng dược phẩm Syntex. Đây là hành động liều lĩnh theo đánh giá của các nhà đầu tư chuyên nghiệp lúc bấy giờ, nhưng rồi kết quả đã chứng minh O’Neil đúng. Chỉ một thời gian sau, Syntex đã công bố doanh thu hàng quý tăng trưởng trên 300%. Cổ phiếu của Syntex từ vị thế là cổ phiếu vô danh với giá chỉ 100 USD/cổ phiếu đã vươn mình mạnh mẽ với giá 550 USD/cổ phiếu trong chưa đầy 6 tháng. Những con số rất đáng nể đúng không ạ? Một trong những bí kíp làm nên con số lợi nhuận đáng ngưỡng mộ đó chính là bởi ông đã áp dụng phương pháp CANSLIM trong các quyết định đầu tư của mình. Vậy CANSLIM là phương pháp gì mà có thể mang lại gia sản khổng lồ cho O’Neil như vậy, ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

CANSLIM là cụm từ viết tắt của những đặc điểm mà theo O’Neil, nó chính là dấu hiệu nhận biết các cổ phiếu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

 

  1. C – Current Quarterly Earnings Per Share: Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại

Với tiêu chí này, tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý liền kề phải tăng ít nhất 20-25%, càng cao càng tốt. Thu nhập phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và phải loại bỏ các khoản lợi tức bất thường, chỉ xảy ra một lần: bán bất động sản, bán cổ phần đầu tư tài chính,…Bên cạnh đó, doanh thu quý gần nhất phải đạt 20-25% hoặc tối thiểu duy trì tốc độ tăng trưởng dương và ngày càng tăng trong các quý gần đây. Thực tế thì, một số doanh nghiệp thiếu trung thực thường sử dụng các mánh khóe để làm đẹp báo cáo tài chính nhằm qua mặt những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Do đó, bạn phải xem xét các số liệu trong bản báo cáo tài chính một cách cẩn thận: doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác,… lưu ý bạn nên tham khảo cả báo cáo luân chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để chắc chắn được việc doanh nghiệp phải tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận phải bằng tiền. Lợi nhuận tăng trưởng đột biến nhưng đi kèm với đột biến khoản phải thu, hoặc do đột biến từ việc sang nhượng dự án, tài sản cổ định nội bộ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Nên việc xem xét kỹ báo cáo tài chính là điều cần thiết nhằm loại bỏ độ nhiều từ các doanh nghiệp phù phép Báo cáo tài chính.

 

  1. A – Annual Earnings Growth: Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm

Sau khi bạn chọn lọc theo tiêu chí quý, việc tiếp theo cần làm là tiếp tục lọc các cổ phiếu thỏa mãn tiêu chí tăng trưởng hằng năm. Nhà đầu tư có thể lọc dựa trên sức mạnh tăng trưởng lợi nhuận. Theo O’Neil, một cổ phiếu tốt thường là cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm đều đặn từ năm này qua năm khác, và một doanh nghiệp mạnh cần phải có lãi và tăng trưởng liên tục trong 3 năm. Mức gia tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE phải đạt tối thiểu 15%. Để loại bỏ những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ít hơn tốc độ tăng vốn, bạn có thể lọc kỹ hơn dựa trên yêu cầu EPS mỗi năm tăng trung bình 20-25% trở lên, bởi các doanh nghiệp tăng vốn quá nhiều mà lợi nhuận tăng không bao nhiêu thì EPS sẽ sụt giảm, đây cũng là cách mà nhà đầu tư nhận biết các doanh nghiệp chuyên in giấy nhưng hoạt động kinh doanh thì èo uột.

 

  1. N – New Products, New Management, New Highs: Sản phẩm mới, quản lý mới, mức giá mới

Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo sự chuyển biến, đột phá của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp mãi không có thêm dòng sản phẩm mới nào, tức họ không chịu tiến về phía trước, thì họ có thể bị bỏ lại trong cuộc chạy đua sản phẩm, công nghệ phục vụ nhu cầu và trải nghiệm của Khách Hàng. Có những doanh nghiệp dù sinh sau đẻ muộn, hoạt động trong phân khúc mà độ cạnh tranh cao, độ bão hòa sản phẩm truyền thống cao, thì việc tạo ra sản phẩm mới hay cách thức kinh doanh mới lại tạo ra nhiều đột biến khi sản phẩm đáp ứng đúng kỳ vọng của thị trường. nếu như ban quản lý không có sự đổi mới tư duy để thích nghi với sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp sẽ mãi giậm chân tại chỗ và sẽ dần bị đào thải. Để tìm hiểu về yếu tố này thì nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các dự án mà doanhh nghiệp dự định triển khai, nếu dự án đó đáp ứng đúng xu hướng, có nghĩa là việc đầu tư hôm nay có thể đem lại tăng trưởng cho doanh nghiệp sau này. Chính yếu tố mới đã đem lại sự tăng trưởng lợi nhuận và sự tăng giá thần tốc hơn 10 lần cho cổ phiếu VCS và MWG từ 2015 cho đến nay. Ngoài ra với các công ty đầu ngành các yếu tố mới cũng có thể đến từ cách thức áp dụng công nghệ vận hành nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên và tiết kiệm chi phí, điều này sẽ có nhiều y nghĩa cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp còn loay hoay tìm kiếm các dự án mới hay chu kỳ ngành chuẩn bị bước vào giai đoạn bão hòa.

 

  1. S – Supply and Demand: Cung và cầu 

Cung và cầu là một trong những thành phần cơ bản nhất của tài chính và kinh tế và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Cầu mạnh hơn cung sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao, ngược lại, cung lớn hơn cầu sẽ khiến giá cổ phiếu giảm. Nếu giá cổ phiếu cũng như khối lượng giao dịch đều tăng mạnh và các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tích cực mua cổ phiếu, hoặc doanh nghiệp có kế hoạch mua số lượng lớn cổ phiếu quỹ, điều đó là dấu hiệu tốt để giúp giá có thể gia tăng nhanh trong ngắn hạn.

 

  1. L – Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu

Theo O’Neil, nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đứng đầu bảng hiện tại hay còn gọi là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường. O’Neil sử dụng Chỉ số sức mạnh giá tương đối để phân biệt cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu đội sổ. Đây là 1 chỉ số tính toán về giá của một cổ phiếu so với giá của cổ phiếu khác trong 52 tuần gần nhất. Cổ phiếu có sức mạnh giá càng cao thì càng mạnh hơn các cổ phiếu còn lại về thành tích giá. Để có thể tham khảo yếu tố sức mạnh giá, yếu tố quyết định cho việc giá có tăng nhanh trong ngắn hạn hay không nhà đầu tư có thể đăng ký sử dụng công cụ YSradar của Yuanta Việt Nam, cũng như rất nhiều tiện ích hỗ trợ miễn phí và hiệu quả trong việc đầu tư.

 

  1. I – Institutional Sponsorship: Sự ủng hộ của các định chế tài chính, quỹ đầu tư

Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, cơ quan chính phủ chuyên về đầu tư tài chính. Một cổ phiếu tốt không cần phải có thật nhiều cổ đông tổ chức, nhưng ít nhất phải có một vài cổ đông như vậy. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp này có đủ nguồn lực và đội ngũ chuyên gia phân tích để đánh giá hàng nghìn cổ phiếu trên thị trường, vì vậy không có gì tốt hơn khi họ đang sở hữu cổ phiếu chúng ta đang cân nhắc. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn cổ phiếu mà các tổ chức đang mua vào thêm, tránh các cổ phiếu mà các tổ chức liên tục bán ra bởi đó là tín hiệu không tốt.

 

  1. M – Market direction: Định hướng thị trường

Xu hướng thị trường chung là nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn danh mục đầu tư. O’Neil tin rằng ngay cả khi 1 cổ phiếu đáp ứng 6 tiêu chí còn lại mà không đáp ứng yếu tố này thì nhà đầu tư đó vẫn có khả năng bị mất tiền. Giống như việc chèo thuyền ngược chiều gió, bạn ra sức chèo nhưng mãi chưa đến đích, còn thuận chiều gió thì không cần tốn quá nhiều công sức gió cũng sẽ đẩy thuyền đi, nếu bạn lựa đúng cổ phiếu nhưng lại mua chúng khi mà thị trường downtrend thì cũng sẽ không mang lại lợi nhuận mình mong muốn. Do đó, hãy quan sát thị trường, nắm bắt đúng xu thế để có kế hoạch giao dịch hiệu quả.

 

Có thể nói, CANSLIM là phương pháp rất hiệu quả với các nhà đầu tư vì nó dựa trên cách thức vận hành thực tế của thị trường chứng khoán chứ không dựa trên quan điểm cá nhân của O’Neil. Nếu bạn yêu thích chủ đề này và mong muốn được hướng dẫn trực tiếp các chuyên đề đầu tư thực chiến bạn có thể đăng ký các khóa học YSedu. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về phương pháp đầu tư thú vị này và sẽ áp dụng thành công cho việc đầu tư của mình nhé.